Pages

Wednesday, March 14, 2018

Đi viếng chùa Nam Thiên Tự tại Úc Châu



Ngày hôm qua ở Auckland về lại Sydney, hôm nay chị Nhất Giang đưa chúng tôi đi viếng chùa Nam Thiên Tự (Nan Tien Temple) tại Wollongong.

Có một anh trong Hội Ái Hữu Liên Trường Kỹ Thuật Việt Nam tại Úc Châu, Chu Hoàng Chương đề nghị đi thăm Santi Forest Monastery là nơi các tu sĩ người Úc tu theo Nam Tông, các thầy có hang động hay tịnh thất trong vùng rừng núi.

Theo chị Nhất Giang đề nghị, đi tham quan Santi Forest Monastery trước, sau đó về Nam Thiên Tự lễ Phật, tham quan chùa và ăn trưa tại đây, trước 2 giờ nhà ăn của chùa đóng cửa.

Do anh Nhất Giang bận điều hành tờ Nhật báo Chiêu Dương, hai nữa là chân anh bị đau nhức nên anh không thể đi với chúng tôi, chúng tôi gồm có anh Nguyễn Văn Hoa, chị Nhất Giang, anh chị Nguyễn Văn Phấn và vợ chồng chúng tôi, tài xế anh Thành, xe chị Nhất Giang thuê của Bus It.
  Anh Hoa và tôi (từ phải sang trái)

Chúng tôi khởi hành ở Sydney, khoảng 9 giờ sáng, đến vùng Bundanoon, đó là vùng cao nguyên cao trên 1200 thước so với mặt nước biển, vùng nầy chỉ thấy đồng cỏ, thỉnh thoảng có bò, đến Santi Forest Monastery khoảng 11 giờ.


Tôi được một Ni cô tiếp ở phòng khách, ngay khi đó có một nữ Phật tử chắc là người Úc, định đưa tôi lên lầu, nhưng gặp cả đoàn chúng tôi 7 người nên vị nầy đưa chúng tôi đến phòng khách, xong cô ta mời nhà sư từ trên lầu xuống tiếp chúng tôi.


Sau khi biết mục đích chúng tôi ghé tham quan, nhà sư đọc một bài kinh cầu nguyện, rồi cho biết nếu muốn tham quan “cốc” của sư thì sư cho Code, đến đó mở cửa vào tham quan. Sư và chúng tôi chụp ảnh kỷ niệm.


Do chúng tôi không có thì giờ, nên chúng tôi chào Sư để Sư lên lầu tiếp khách hay có lớp ngồi thiền trên đó, chúng tôi ra sân chụp ảnh lưu niệm rồi ra xe tiếp tục đi.


Khoảng hơn 12 giờ trưa chúng tôi mới đến chùa Nam Thiên Tự, nhưng phiên âm theo Anh ngữ là Nan Tien Temple, thuộc thành phố Wollongong, nơi đây anh Nguyễn Văn Hoa đã làm cho một công ty luyện thép trong nhiều năm, do đó chuyến đi nầy nhờ anh Hoa hướng dẫn, ngoài việc đi chùa lễ Phật còn tham quan phong cảnh vài nơi.


Chùa Nam Tiên cách xa Sydney vào khoảng 80 km về phía Nam. Năm 1990, Thị trưởng của Wollongong thảo luận kế hoạch và hỗ trợ ý tưởng xây dựng một ngôi chùa Phật giáo được phê duyệt và hỗ trợ của tất cả các thành viên Hội đồng thành phố. Với diện tích đất 26 mẫu Anh đã được hiến tặng để xây dựng ngôi chùa, chỉ phải trả 1 Úc kim. Lễ đặt viên đá đầu tiên đã diễn ra vào ngày 28 Tháng 11 năm 1991, chùa hoàn tất, mở cửa cho khách tham quan vào tháng 10 năm 1995. Chùa nầy thuộc Phật Quang Sơn.


Phật Quang Sơn được đại sư Tinh Vân sinh năm 1927, một bậc danh tăng của thế kỷ 20 cùng các đệ tử sáng lập năm 1967. Từ sự đóng góp của các phật tử, giữa hoang sơ, Phật Quang Sơn ngày nay đã trở thành một thánh địa Phật giáo với hơn 20 tòa điện, lầu, đường trang nghiêm và có đông đảo tín đồ. Sau khi Phật Quang Sơn vang danh tại Đài Loan và Trung Hoa đại lục, đại sư Tinh Vân đã truyền chức trụ trì cho các đệ tử và đi chu du khắp nơi, truyền đạo. Vì vậy, Phật Quang Sơn có đến 200 chi nhánh trên thế giới, trong số đó có các chùa quy mô, uy nghiêm không kém như Tây Lai tự (Mỹ), Nam Thiên tự (Úc), Nam Hoa tự (châu Phi)…

Phật Quang Sơn ở thành phố Cao Hùng, Đài Loan

Chúng tôi đến đây, dùng cơm chay của chùa trước rồi mới lễ Phật , tham quan. 

  Phòng ăn

Trong phòng ăn, chị Nhất Giang mua vé cho mỗi người 1 xuất ăn, phần ăn chính là cơm hay mì và được chọn thêm vài thức ăn để ăn với mì hay cơm.

Sau khi dùng bữa xong, chúng tôi ra sân để vào Chánh điện lễ Phật, dù Tết đã qua, nhưng trong sân chùa còn vài hình ảnh biểu tượng ngày Tết ở hai bên lan can cầu thang dẫn lên chánh điện. Sân chùa rộng thênh thang.


Chúng tôi chụp ảnh lưu niệm cả đoàn.
 

Vợ chồng tôi, chị Nhất Giang, anh chị Nguyễn Văn Phấn, anh Nguyễn Văn Hoa

Sau đó, chúng tôi vào chánh điện lễ Phật, Chánh điện thờ 5 tượng Phật.


Chúng tôi đi theo hành lang vòng quanh chùa, hàhh lang tay phải có phòng tu tập, có nhiều Phật tử đang tham gia khóa tu 1 ngày, họ đang hành thiền, qua khỏi đó nhà vệ sinh, tiếp đến là phòng ăn kế đó là cửa ra vào, kế đó là phòng cửa đóng nên tôi không vào, chẳng rõ là chi, tiếp theo là hành lang dãi tay trái, cửa đóng, tôi chẳng rõ là chi, tiếp theo là phần nằm dưới chánh điện, nơi đây là phòng triển lãm tượng Phật, bán vật lưu niệm.
 

Phòng triển lãm ngay bên dưới Chánh điện

Chúng tôi rời khỏi nơi đây đi sang bảo tháp của chùa, dọc đường có nhiều tượng các chú tiểu ngộ nghỉnh.


Có một điện thờ Phật Di Lặc, chúng tôi chụp ảnh lưu niệm. 


Tại Bảo tháp (Pagoda) tầng trệt có 3 gian, gian giũa tôi không nhớ thờ tượng chi.


Gian bên tay phải thờ tượng Phật A Di Đà, trên tường chung quanh có nơi đặt hủ tro cốt, bên trên có tượng Phật, để cho Phật tử cúng dường, hồi hướng công đức ghi danh bên dưới mỗi tượng.


Gian bên trái để cho người ta tập đồ chữ Hán, hoặc để tập viết Thư pháp.

Rời Nam Thiên Tự, chúng tôi đi đến ngọn Hải đăng của tại Kiama để tham quan Blowhole, nơi đây có nhiều người tham quan, có những người chết vì tò mò leo trên những phiến đá, đôi khi sóng to đập vào, người ta bị nước cuốn trôi. Nghe anh Hoa kể: Có 2 gia đình kia ra khỏi rào cản, bị sóng đánh chết mỗi gia đình còn lại 1 người, năm sau 2 người đó lại ra, có lẽ để tưởng niệm gia đình mình, lại bị sóng đánh cả 2 chết luôn.


Sau khi xem nước tung lên từ lỗ có khe hở từ bên ngoài biển, sóng biến đánh mạnh nước bị ồn ép vào khe hở, nên phun lên lỗ hở, nước biển lên cao, gió thổi mạnh thì nước từ lỗ phun lên càng cao.

Rời Blowhole, chúng tôi đến chỗ nhảy dù bay lượn trên không, xe phải chạy qua một cây cầu khá dài băng ngang qua vịnh.


Chúng tôi đến chỗ có những người dùng dù cho gió lượn lên cao, chớ không phải nhảy dù bằng phi cơ hoặc trực thăng, họ lượn ra ngoài biển, rồi lượn vào bờ đáp xuống bãi đất tróng. Những người chuyên nghiệp sẽ lượn cánh dù kèm theo người khác để tìm cảm giác cao, phải trả tiền nhưng tôi không rõ là bao nhiêu, dĩ nhiên không đắc lắm.


Rời khỏi đây, chúng tôi về Sydney. Đến tối, anh chị Nhất Giang đãi chúng tôi tại nhà hàng Tàu. Phía Nam chúng tôi có: Tông, anh Minh (Nhất Giang), anh Phấn, anh Chính, anh Hoa (hình theo thứ tự đó từ trái qua phải)


Quý chị có chị Hoa, chị Phấn, chị Chính, nhà tôi.


Còn có chị Nhất Giang, vợ Nhị Giang, Nhị Giang là con trai của anh chị Nhất Giang.


Nói chung, anh Hoa với Nhất Giang, bạn học cùng lớp, Nhất Giang và tôi bạn cùng trú ngụ chung trong khuôn viên Nha Kỹ thuật Học vụ tại 48 Phan Đình Phùng, Đa Kao, Sàigòn. Anh Hoa, anh Chính và tôi đồng môn Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật, anh Hoa khóa 1, anh Chính khóa 2, tôi khóa 3. Dây mơ rể má từ đó.

Tóm lại chúng tôi là đồng môn Trung học kỹ thuật Cao Thắng từ thập niên 1950, nhờ đó có duyên lành đi lễ Phật, tham quan chùa Nam Thiên, nghe nói là ngôi chùa đẹp nhất ở Úc. Chùa đang xây dựng chiếc cầu vượt băng ngang qua xa lộ, để nối liền Chùa với một phần bên kia của Chùa.

Mời xem thêm hình ảnh tại:

866414032018


No comments:

Post a Comment